English

KHÁI NIỆM KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

18/07/2023 13:08

Theo điều 4.13 luật Sở hứu trí tuệ

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.

+ Định nghĩa Kiểu dáng công nghiệp của Nhật Bản: Kiểu dáng được định nghĩa là hình khối, đường nét hoặc màu sắc hoặc sự kết hợp của các yếu tố này trong một sản phẩm cụ thể; bao gồm cả một phần của sản phẩm mà tạo được ấn tượng thẩm mỹ thông qua thị giác.

+ Định nghĩa Kiểu dáng công nghiệp của Singapore: KDCN là các đặc điểm về hình khối, kết cấu, màu sắc, hoa văn hoặc họa tiết trang trí áp dụng cho sản phẩm vật lý hoặc phi vật lý và mang lại hình dáng bên ngoài cho sản phẩm đó.

Kiểu dáng công nghiệp được sáng tạo dựa trên ý tưởng thẩm mỹ, thuần tuý theo cảm nhận thị giác nhằm đem lại hứng thú cho người sử dụng.

- Là hình dáng, trang trí của sản phẩm sản xuất hàng loạt

- Tạo ra sự hấp dẫn về thị giác

- Vẫn đảm bảo thực hiện chức năng của sản phẩm

    

Vai trò của kiểu dáng công nghiệp:

+ Kết hợp tính năng và thẩm mỹ

  

+ Gia tăng giá trị sản phẩm

 

+ Đa dạng hóa sản phẩm

  

  • Bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp áp dụng được cho nhiều loại hình sản phẩm khác nhau: thực phẩm, đồ dùng, hàng may mặc, đồ gia dụng, máy móc, thiết bị điện tử, văn phòng phẩm, phương tiện vận chuyển, đồ trang trí, vật liệu xây dựng, nội thất, bao gói….

Vui lòng liên hệ với sđt 0862132380 hoặc Email: ip@ipct.vn để được tư vấn tốt nhất

 

Tin liên quan
Kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố Ý kiến của Người thứ ba nộp theo quy định tại Điều 112 Luật Sở hữu trí tuệ về việc phản đối cấp Văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn có thể được nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ
Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu Kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng dựa trên các Kiểu dáng công nghiệp đã bộc lộ công khai trước đó.
Để đánh giá được tính mới của kiểu dáng công nghiệp cần so sánh và đánh giá với từng kiểu dáng công nghiệp đối chứng dựa vào các đặc điểm tạo dáng cơ bản của chúng để tìm ra những đặc điểm tạo dáng chung và khác biệt.
1. Quyền đăng ký 2. Quyền của nhà nước 3. Nghĩa vụ của tổ chức chủ trì 4. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí 5. Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền Sở hữu công nghiệp 6. Quy định chuyển tiếp
1. Giải thích từ ngữ 2. Hiệu lực của Văn bằng bảo hộ 3. Yêu cầu đối với đơn đăng ký Kiểu dáng công nghiệp 4. Công bố đơn 5. Phản đối đơn đăng ký ký sở hữu công nghiệp 6. Chủ sở hữu đối tượng ký sở hữu công nghiệp 7. Quy định chuyển tiếp
+ Người nộp đơn có thể tự ý tiến hành bổ sung phương án cho đơn kiểu dáng công nghiệp + Lập tờ khai sửa đổi đơn theo mẫu + Nộp kèm 4 bộ ảnh chụp/bản vẽ của các phương án bổ sung + Nộp kèm Bản mô tả đã sửa phù hợp với đơn mới nhiều phương án + Nộp bổ sung các khoản phí/lệ phí cần thiết

Đối tác tin cậy của quý khách trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH IPCT VIỆT NAM
Địa chỉ: 11A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0862132380
Email: ip@ipct.vn
Web: ipct.vn

Đăng ký nhận tin

Đăng ký để nhận được được thông tin mới nhất từ chúng tôi.