English

QUY ĐỊNH VỀ GIẢ ĐỊNH QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN LUẬT SHTT SỬA ĐỔI NĂM 2022

20/07/2023 08:55

Điều 198a. Giả định về quyền tác giả, quyền liên quan

Trong các thủ tục tố tụng dân sự, hành chính, hình sự về quyền tác giả và quyền liên quan, nếu không có chứng cứ ngược lại thì quyền tác giả, quyền liên quan được giả định như sau:

1. Cá nhân, tổ chức được nêu tên theo cách thông thường là tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng, nhà sản xuất tác phẩm điện ảnh, nhà xuất bản được coi là chủ thể quyền đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đó;

2. […]

Giả định về quyền tác giả, quyền liên quan tại Điều 198a là quy định hoàn toàn mới trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Lý do bổ sung:

- Giúp suy đoán chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan (trừ phi có chứng cứ ngược lại) trong các thủ tục tố tụng dân sự, hành chính, hình sự. Bởi khác với nhiều đối tượng Sở hữu công nghiệp phải xác lập quyền thông qua thủ tục đăng ký, quyền tác giả và quyền liên quan lại phát sinh một cách tự động mà không cần thông qua bất cứ thủ tục đăng ký nào.

- Nội luật hóa quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Điều 15 Công ước Berne, Điều 18.72 Hiệp định CPTPP và Điều 12.54 Hiệp định EVFTA.

Khoản 1 Điều 15 Công ước Berne

“Để được thừa nhận là tác giả của các tác phẩm văn học và nghệ thuật hưởng sự bảo hộ của Công ước này và được khởi kiện những người vi phạm tác phẩm của mình trước Toà án ở các nước thành viên Liên hiệp, nếu không có bằng chứng ngược lại, tác giả chỉ cần ghi tên mình trên tác phẩm theo như thông lệ. Khoản này cũng áp dụng cả khi tên tác giả là một bút hiệu nếu bút hiệu tác giả dùng không gây nên một nghi vấn nào về danh tính thật của tác giả”.

Điều 12.54 Hiệp định EVFTA

“Các Bên ghi nhận rằng, nhằm mục đích áp dụng các biện pháp, thủ tục và chế tài quy định tại Chương này, khi tên tác giả của tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật, và khi tên các chủ thể quyền của các đối tượng được bảo hộ khác xuất hiện trên tác phẩm hoặc đối tượng được bảo hộ theo cách thông thường thì họ được coi là tác giả hoặc chủ thể quyền, trừ trường hợp có bằng chứng ngược lại, và do đó có thể thực hiện các thủ tục tố tụng chống lại hành vi xâm phạm bản quyền”.

Khoản 1 Điều 18.72 Hiệp định CPTPP

“Trong các thủ tục tố tụng dân sự, hình sự, và nếu phù hợp, thủ tục hành chính liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan, mỗi Bên phải quy định về sự giả định rằng, nếu không có bằng chứng ngược lại thì: (a) người được nêu tên theo cách thông thường là tác giả, người biểu diễn, hoặc nhà sản xuất của tác phẩm, buổi biểu diễn, hoặc bản ghi âm, hoặc nhà xuất bản nếu thích hợp,

được coi là chủ thể quyền đã nêu đối với tác phẩm, buổi biểu diễn, hoặc bản ghi âm đó; và (b) tồn tại quyền tác giả hoặc quyền liên quan đối với đối tượng này”.

Vui lòng liên hệ với sđt 0862132380 hoặc Email: ip@ipct.vn để được tư vấn tốt nhất

Tin liên quan
Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật này bị áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023, trừ quy định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh có hiệu lực thi hành từ ngày 14/1/2022.
Một số điểm mới: Trực tiếp hoặc gián tiếp: Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam • Gián tiếp: Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất,
- Bổ sung quy định về thời điểm hiệu lực của đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid - Bổ sung 02 căn cứ chấm dứt hiệu lực Văn bằng bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: “1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;”
Xét theo cấu trúc của Luật sở hữu trí tuệ, các nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào các nhóm vấn đề: Đăng ký nhãn hiệu, Về hiệu lực thi hành, Quy định chuyển tiếp,...

Đối tác tin cậy của quý khách trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH IPCT VIỆT NAM
Địa chỉ: 11A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0862132380
Email: ip@ipct.vn
Web: ipct.vn

Đăng ký nhận tin

Đăng ký để nhận được được thông tin mới nhất từ chúng tôi.