English

QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VỀ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ TRUNG GIAN LUẬT SHTT SỬA ĐỔI NĂM 2022

20/07/2023 08:57

Việc bổ sung quy định tại Điều 198b là hoàn toàn cần thiết:

- Phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay khi mà số lượng hành vi xâm phạm quyền tác giả trên môi trường Internet đang ngày càng gia tăng. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ Quyền tác giả và Quyền liên quan trên môi trường Internet.

- Nội luật hóa khoản 1 Điều 12.55 Hiệp định EVFTA.

Điều 198b nêu lên 2 vấn đề pháp lý chính:

Làm rõ khái niệm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian và các khái niệm liên quan như nội dung thông tin số thuộc phạm vi bảo hộ Quyền tác giả, Quyền liên quan.

Xác định trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian và đặc biệt các trường hợp mà chủ thể này được miễn trừ trách nhiệm khi có hành vi xâm phạm Quyền tác giả, Quyền liên quan.

Điều 198b. Trách nhiệm pháp lý về quyền tác giả, quyền liên quan đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian

1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian là doanh nghiệp cung cấp phương tiện kỹ thuật để tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ đưa nội dung thông tin số lên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet; cung cấp kết nối trực tuyến cho công chúng tiếp cận, sử dụng nội dung thông tin số trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet.

2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian có trách nhiệm

triển khai các biện pháp kỹ thuật, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các chủ thể quyền thực thi các biện pháp bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet.

3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian được miễn trừ trách nhiệm pháp lý đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet liên quan đến việc cung cấp hoặc sử dụng dịch vụ của mình trong các trường hợp sau đây:

a) Chỉ thực hiện việc truyền dẫn nội dung thông tin số hoặc cung cấp khả năng truy nhập đến nội dung thông tin số;

b) Khi thực hiện chức năng lưu trữ đệm trong quá trình truyền dẫn thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian phải thực hiện một cách tự động, tạm thời nhằm mục đích trung chuyển thông tin và làm cho việc truyền dẫn thông tin hiệu quả hơn, với các điều kiện sau: chỉ biến đổi thông tin vì lý do công nghệ; tuân thủ các điều kiện truy nhập, sử dụng nội dung thông tin số; tuân thủ các quy tắc về cập nhật nội dung thông tin số được quy định cụ thể theo cách thức được ngành công nghiệp thừa nhận và sử dụng rộng rãi; không ngăn cản việc sử dụng hợp pháp công nghệ được thừa nhận rộng rãi trong ngành công nghiệp để lấy dữ liệu về việc sử dụng nội dung thông tin số; gỡ bỏ nội dung thông tin số hoặc không cho truy nhập đến nội dung thông tin số khi biết rằng nội dung thông tin số đó đã được gỡ bỏ tại nguồn khởi đầu hoặc nguồn khởi đầu đã hủy việc truy nhập đến nội dung thông tin số đó;

c) Lưu trữ nội dung thông tin số của người sử dụng dịch vụ theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ với các điều kiện sau: không biết rằng nội dung thông tin số đó xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; có hành động nhanh chóng gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy nhập đến nội dung thông tin số đó khi biết rằng nội dung thông tin số đó xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan;

d) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ. Nguyên tắc chung của các trường hợp miễn trừ trách nhiệm là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian chỉ thực hiện các dịch vụ về mặt kỹ thuật, không có sự can thiệp vào nội dung chứa đựng đối tượng vi phạm hoặc thể hiện được sự tích cực trong việc ngăn chặn hành vi xâm phạm thông qua các hoạt động gỡ bỏ. Việc kiểm soát thông tin đăng tải đôi

khi gặp khó khăn (do lượng thông tin quá lớn) nên nếu nhà cung cấp trung gian không biết hoặc không có cơ sở để biết đó là thông tin bất hợp pháp thì có thể được hưởng quyền miễn trừ.

Quy định tại điều 198b cũng mở ra theo hướng cho phép Chính phủ quy định chi tiết về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian, trường hợp miễn trừ và trách nhiệm thực thi các biện pháp bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan.

Vui lòng liên hệ với sđt 0862132380 hoặc Email: ip@ipct.vn để được tư vấn tốt nhất

Tin liên quan
Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật này bị áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023, trừ quy định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh có hiệu lực thi hành từ ngày 14/1/2022.
Một số điểm mới: Trực tiếp hoặc gián tiếp: Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam • Gián tiếp: Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất,
- Bổ sung quy định về thời điểm hiệu lực của đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid - Bổ sung 02 căn cứ chấm dứt hiệu lực Văn bằng bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: “1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;”
Xét theo cấu trúc của Luật sở hữu trí tuệ, các nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào các nhóm vấn đề: Đăng ký nhãn hiệu, Về hiệu lực thi hành, Quy định chuyển tiếp,...

Đối tác tin cậy của quý khách trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH IPCT VIỆT NAM
Địa chỉ: 11A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0862132380
Email: ip@ipct.vn
Web: ipct.vn

Đăng ký nhận tin

Đăng ký để nhận được được thông tin mới nhất từ chúng tôi.